Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp 2025 có thay đổi gì so với Thông tư 107 trước đây, các đơn vị sự nghiệp cần chuẩn bị và tránh các lỗi thường mắc để áp dụng từ ngày 01/01/2025. Việc nắm vững những điểm mới trong Chế độ kế toán Hành chính sự nghiệp (HCSN) không chỉ giúp các đơn vị tuân thủ đúng quy định pháp luật mà còn nâng cao hiệu quả quản lý tài chính. Note Edu sẽ cho Anh/Chị cái nhìn tổng quan về chế độ kế toán mới và cách thức áp dụng đảm bảo tính chính xác và minh bạch trong công tác kế.

1. Đối tượng
Theo đó, tại Điều 2 Thông tư 24/2024/TT-BTC quy định đối tượng áp dụng Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp 2025 bao gồm:
– Cơ quan nhà nước; đơn vị sự nghiệp công lập, trừ các đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư được vận dụng cơ chế tài chính như doanh nghiệp, áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp khi đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định hiện hành;
– Tổ chức, đơn vị khác có hoặc không sử dụng ngân sách nhà nước;
– Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư được áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp, nếu thực hiện đơn đặt hàng của Nhà nước hoặc có tiếp nhận viện trợ không hoàn lại của nước ngoài hoặc có nguồn phí được khấu trừ, để lại thì phải lập báo cáo quyết toán.
2. Chứng từ kế toán
– Bỏ quy định về việc ban hành mẫu chứng từ kế toán bắt buộc chế độ kế toán hành chính sự nghiệp 2023 (phiếu thu, phiếu chi, giấy đề nghị thanh toán tạm ứng và biên lai thu tiền).
– Để đảm bảo sự chủ động, linh hoạt trong quá trình thực hiện phù hợp chế độ kế toán hành chính sự nghiệp mới với yêu cầu quản lý, ghi chép thông tin tại các đơn vị, Thông tư số 24/2024/TT-BTC quy định, các đơn vị kế toán được tự thiết kế mẫu chứng từ kế toán để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh phù hợp yêu cầu quản lý, đảm bảo đủ các thông tin phục vụ hạch toán kế toán, trừ các chứng từ kế toán đã có quy định tại các văn bản pháp luật có liên quan.
Mẫu chứng từ kế toán do đơn vị tự thiết kế phải đáp ứng điều kiện gì?
- Thiết kế đảm bảo phù hợp đơn vị, dễ sử dụng, kiểm tra và tra soát
-
Phải có ký hiệu riêng, số hiệu riêng, tránh trùng với các mẫu chứng từ theo chế độ do Bộ Tài chính ban hành, đảm bảo không bị lợi dụng để gian lận, sai phạm kế toán
- Phải ban hành kèm theo quyết định của người đứng đầu đơn vị, có mô tả rõ mẫu, nội dung, cách sử dụng
Căn cứ Điều 16 Luật Kế toán 2015 quy định. Chứng từ kế toán phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên và số hiệu của chứng từ kế toán;
b) Ngày, tháng, năm lập chứng từ kế toán;
c) Tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc cá nhân lập chứng từ kế toán;
d) Tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc cá nhân nhận chứng từ kế toán;
đ) Nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;
e) Số lượng, đơn giá và số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính ghi bằng số; tổng số tiền của chứng từ kế toán dùng để thu, chi tiền ghi bằng số và bằng chữ;
g) Chữ ký, họ và tên của người lập, người duyệt và những người có liên quan đến chứng từ kế toán.
3. Về tài khoản kế toán
Bổ sung nhiều tài khoản mới so với chế độ kế toán hành chính sự nghiệp 2024 (Thông tư 107)
1. Tài khoản kế toán phản ánh thường xuyên, liên tục, có hệ thống về tình hình tài sản; tiếp nhận và sử dụng nguồn kinh phí do ngân sách nhà nước cấp và các nguồn kinh phí khác theo cơ chế tài chính; doanh thu, chi phí, phân phối kết quả hoạt động và các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh khác tại đơn vị.
2. Phân loại và nguyên tắc sử dụng hệ thống tài khoản kế toán
a) Tài khoản trong bảng gồm tài khoản từ loại 1 đến loại 9, được hạch toán kép (hạch toán bút toán đối ứng giữa các tài khoản). Tài khoản trong bảng phản ánh tình hình tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí, xác định kết quả hoạt động của đơn vị trong kỳ kế toán, làm cơ sở để lập báo cáo tài chính.
b) Tài khoản ngoài bảng gồm tài khoản loại 0, được hạch toán đơn (không hạch toán bút toán đối ứng giữa các tài khoản). Trong đó, các tài khoản ngoài bảng 005, 006, 007, 008, 009, 010, 011, 012, 013 áp dụng cho các đơn vị để phản ánh việc nhận và sử dụng kinh phí mà cuối năm đơn vị phải quyết toán số đã sử dụng chi tiết theo mục lục ngân sách nhà nước, làm cơ sở để lập báo cáo quyết toán. Cụ thể như sau:
– Đối với các tài khoản ngoài bảng liên quan đến quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước (tài khoản 005, 006, 007, 008, 009, 010, 011) phải được hạch toán chi tiết theo mục lục ngân sách nhà nước, theo niên độ ngân sách và theo các yêu cầu quản lý khác về quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
– Đối với các tài khoản ngoài bảng liên quan đến quyết toán kinh phí từ tiền thu phí được khấu trừ, để lại và kinh phí từ hoạt động nghiệp vụ mà cơ quan có thẩm quyền có quy định phải quyết toán số đã sử dụng theo mục lục ngân sách nhà nước (tài khoản 012, 013) đơn vị phải hạch toán chi tiết theo mục lục ngân sách nhà nước, theo các yêu cầu quản lý khác về quyết toán các nguồn kinh phí này.
c) Trường hợp một nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến tiếp nhận, sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước trong nước; kinh phí từ tiền thu phí được khấu trừ, để lại và kinh phí từ hoạt động nghiệp vụ có quy định phải quyết toán số đã sử dụng theo mục lục ngân sách nhà nước, thì kế toán vừa phải hạch toán kế toán theo các tài khoản trong bảng, đồng thời hạch toán các tài khoản ngoài bảng, chi tiết theo mục lục ngân sách nhà nước và niên độ phù hợp.
d) Trường hợp một nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến tiếp nhận và sử dụng kinh phí viện trợ nước ngoài, kinh phí từ nguồn vay nợ nước ngoài theo dự án, thì đơn vị phải thực hiện ghi thu, ghi chi với ngân sách nhà nước theo quy định hiện hành. Sau khi thực hiện ghi thu, ghi chi với ngân sách nhà nước, kế toán phải hạch toán vào tài khoản ngoài bảng để lập báo cáo quyết toán theo quy định tại Thông tư này.
3. Lựa chọn áp dụng hệ thống tài khoản
a) Căn cứ vào hệ thống tài khoản kế toán ban hành tại Thông tư 24/2024 các đơn vị lựa chọn tài khoản kế toán để áp dụng tại đơn vị phù hợp với cơ chế tài chính và hoạt động của đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
b) Đơn vị kế toán được bổ sung các tài khoản chi tiết cho các tài khoản đã được quy định trong danh mục hệ thống tài khoản kế toán (Phụ lục I) kèm theo Thông tư này để hạch toán chi tiết phù hợp với yêu cầu quản lý của đơn vị.
c) Trường hợp cần bổ sung tài khoản ngang cấp với các tài khoản đã được quy định trong danh mục hệ thống tài khoản kế toán (Phụ lục I) kèm theo Thông tư 24 kế , thì đơn vị phải thực hiện theo quy định tại Luật Kế toán để đảm bảo thống nhất trong sử dụng tài khoản và trình bày thông tin trên báo cáo tài chính, tránh bỏ sót hoặc trùng lặp thông tin báo cáo tài chính.
4. Danh mục hệ thống tài khoản kế toán, giải thích nội dung, kết cấu và phương pháp hạch toán tài khoản kế toán nêu tại Phụ lục I “Hệ thống tài khoản kế toán và hướng dẫn hạch toán kế toán” kèm theo Thông tư này.
4. Quy định về sổ kế toán
Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp 2025 đơn vị tự thiết kế mẫu sổ kế toán theo danh mục sổ kế toán, quy định các yếu tố tối thiểu cần phải có trên từng mẫu sổ kế toán, theo Hướng dẫn nội dung sổ kế toán tại Phụ lục II “Hệ thống sổ kế toán”.
Bổ sung thêm một số sổ kế toán để phục vụ ghi chép số liệu nghiệp vụ phát sinh theo quy trình hạch toán kế toán và tài khoản mới như: “Sổ chi tiết phải thu kinh phí được cấp” (sổ S31-H), Sổ theo dõi các khoản nhận tài trợ cho hoạt động xã hội, từ thiện (sổ S81-H), Bảng xác định chênh lệch thu, chi từ kinh phí được giao tự chủ (sổ S90-H),…
5. Quy định về báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán kinh phí hoạt động
5.1. Đối với báo cáo quyết toán kinh phí hoạt động
– Quy định cụ thể hơn về việc lập và nộp báo cáo trong các trường hợp:
+ Đơn vị thuộc ngân sách cấp trên được ngân sách cấp dưới cấp hỗ trợ kinh phí (như trường hợp cơ quan thuế, hải quan, kho bạc,… đóng trên địa bàn);
+ Đơn vị sử dụng kinh phí ủy quyền của đơn vị thuộc ngân sách cấp trên (ví dụ như cơ quan lao động thương binh xã hội tại địa phương nhận kinh phí ủy quyền để chi trả chính sách người có công,…).
– Biểu B01/BCQT:
+ Điều chỉnh, bổ sung một số chỉ tiêu liên quan đến quyết toán nguồn viện trợ, vay nợ nước ngoài để phù hợp với pháp luật về quản lý nợ công và quy định về quản lý kinh phí viện trợ nước ngoài.
+ Bổ sung một số chỉ tiêu liên quan đến quyết toán nguồn phí được khấu trừ để lại (liên quan đến số liệu kinh phí giảm trong năm, số liệu kinh phí nhận trong năm nhưng đến cuối năm chưa được cấp có thẩm quyền giao dự toán chi), nguồn hoạt động được để lại (liên quan đến số liệu kinh phí giảm trong năm).
5.2. Đối với báo cáo tài chính:
– Nêu rõ việc bỏ sót thông tin, số liệu các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong năm không trình bày trên báo cáo tài chính của đơn vị kế toán được coi là hành vi để ngoài sổ kế toán.
– Quy định nguyên tắc điều chỉnh thông tin, số liệu trình bày trên Báo cáo tài chính đã nộp cho cơ quan có thẩm quyền hoặc đã công khai; các trường hợp điều chỉnh hồi tố, áp dụng hồi tố không được làm thay đổi số liệu đã được đối chiếu khớp đúng đến cuối ngày 31/12 theo quy định tại Thông tư này.
– Sửa đổi 03 báo cáo tài chính : B01/BCTC, B02/BCTC, B04/BCTC.
– Gộp 02 mẫu báo cáo lưu chuyển tiền tệ gián tiếp và trực tiếp thành 1 báo cáo B03/BCTC.
– Bỏ 01 báo cáo B05/BCTC về tình hình tài chính giản đơn.
– Bổ sung 01 báo cáo B05/BCTC báo cáo về thay đổi tài sản thuần.
6. Quy định về in, sắp xếp, đóng để lưu trữ tài liệu kế toán
– Hồ sơ tài liệu kế toán đều là các tài liệu rất quan trọng phải được lưu trữ trong thời gian dài theo quy định của pháp luật kế toán, cần được tra cứu, kiểm tra trong nhiều trường hợp khác nhau. Thông tư hướng dẫn kỹ thuật cụ thể về in, sắp xếp, đóng để lưu trữ hồ sơ, tài liệu kế toán, nhằm đảm bảo xác định rõ trách nhiệm của thủ trưởng đơn vị, kế toán trưởng/phụ trách kế toán và người được giao nhiệm vụ bảo quản, lưu trữ tài liệu kế toán; thống nhất trong quá trình thực hiện, đảm bảo lưu trữ đầy đủ, đúng quy trình, chặt chẽ và dễ tra cứu theo đúng quy định của pháp luật kế toán.
– Đơn vị phải kiểm tra, phân loại để không đưa vào lưu trữ các tài liệu không thuộc trách nhiệm lưu trữ của kế toán.
– Nghiêm cấm việc để thất lạc hồ sơ, tài liệu kế toán đang trong thời gian phải lưu trữ theo quy định.
7. Quy định về áp dụng phần mềm kế toán
– Để đảm bảo chất lượng công tác kế toán và số liệu các báo cáo khi đơn vị thực hiện công tác kế toán trên các phần mềm kế toán khác nhau, Thông tư quy định khác với chế độ kế toán hành chính sự nghiệp 2021 (Thông tư 107) một số nội dung về yêu cầu nghiệp vụ khi đơn vị hành chính chính, sự nghiệp lựa chọn sử dụng phần mềm kế toán để đảm bảo tuân thủ đầy đủ quy trình quy định tại chế độ kế toán. Đồng thời để tránh tính thụ động khi áp dụng phầm mềm kế toán, Thông tư quy định thủ trưởng đơn vị, kế toán trưởng/phụ trách kế toán và những người có liên quan phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của thông tin, số liệu kế toán trình bày trên sổ kế toán và các báo cáo được kết xuất từ dữ liệu kế toán.
– Đơn vị có thể sử dụng các phần mềm kế toán để thực hiện công việc kế toán theo quy định tại Thông tư 24/2024.
8. Các lỗi thường mắc

- Lỗi 1: Vẫn sử dụng các tài khoản theo Thông tư 107/2017/TT-BTC như TK 008, TK 012… trong khi Thông tư 24 đã thay đổi/loại bỏ.
Ví dụ: Hạch toán chi hoạt động bằng TK cũ thay vì TK 6112.
Hậu quả: Sai báo cáo, khó đối chiếu, không khớp khi kiểm toán.
- Lỗi 2: Không phân biệt rõ bản chất nguồn => phân loại sai tài khoản cấp 2.
Ví dụ: Hạch toán khoản tài trợ như ngân sách nhà nước cấp.
Hướng khắc phục: Cập nhật kiến thức về phân loại nguồn theo quy định mới.
- Lỗi 3: Vẫn dùng mẫu cũ, hoặc dùng mẫu mới nhưng chưa đủ thông tin bắt buộc.
Ví dụ: Phiếu thu không ghi rõ nguồn kinh phí – không đúng yêu cầu kiểm soát chi.
Lưu ý: Thông tư 24 quy định chặt chẽ hơn về biểu mẫu và nội dung chứng từ.
- Lỗi 4: Thiếu cập nhật các sổ theo biểu mẫu mới như sổ chi tiết theo nguồn, theo khoản mục…
Hệ quả: Báo cáo tài chính không khớp – dễ bị loại khi kiểm toán hoặc quyết toán.
- Lỗi 5: Vẫn dùng phần mềm chưa tích hợp tài khoản/sổ sách mới => phải làm tay hoặc nhầm lẫn.
Gợi ý: Liên hệ đơn vị cung cấp phần mềm để cập nhật theo Thông tư 24.
- Lỗi 6: Gộp chung hoặc tách không đúng khi hạch toán TK 6111 và 6112.
Giải pháp: Xây dựng quy trình xác định rõ ràng từ khâu lập dự toán đến hạch toán.
- Lỗi 7: Kế toán trưởng nắm nhưng kế toán viên, bộ phận mua sắm, thủ quỹ chưa nắm rõ => sai từ đầu vào.
Giải pháp: Tổ chức đào tạo nội bộ + xây dựng sổ tay hướng dẫn thực hành theo Thông tư mới.
9. Kết Luận
Thông tư 24/2024/TT-BTC không chỉ là một văn bản pháp lý mới, mà còn là bước chuyển mình quan trọng trong công tác kế toán hành chính sự nghiệp. Áp dụng và thực thi theo chế độ kế toán hành chính sự nghiệp 2025 sẽ giúp các đơn vị thực hiện đúng quy định pháp luật, minh bạch, hướng tới chuẩn hóa
Chủ động cập nhật – luyện tập thực hành – tham gia các chương trình đào tạo chuyên sâu sẽ là “chìa khóa” giúp bạn vững vàng trong giai đoạn chuyển đổi này. 👉 Bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ kế toán hành chính sự nghiệp, công tác lập báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán theo Thông tư 24/2024/TT-BTC
Hotline: 090 283 1123
Email: notevn.jsc@gmail.com
Website: note.edu.vn
Facebook: Viện Đào tạo quản trị và Hợp tác quốc tế
Địa chỉ: Đường D4, KDC Hồng Loan, P.Hưng Thạnh, Q.Cái Răng, TP. Cần Thơ